Tình yêu và thương hiệu

Lần đi Đà Nẵng gặp anh Thái Phát Ngô Toàn, nghe anh ấy giải thích về cái sơ đồ tình yêu tự nhiên ngứa nghề liên hệ với việc xây dựng thương hiệu. Bởi đang hưng phấn viết ra luôn để khỏi quên.

– Khởi đầu của tình yêu, con người ta biết nhau. Kể cả tình yêu sét đánh, bạn không thể yêu nếu không gặp mặt. Bởi thế cho nên, tình yêu trên internet, trên báo mục tìm bạn bốn phương hay qua những lời mai mối cũng không bao giờ bằng 1 lần gặp mặt trực tiếp. Thậm chí 1 cô bạn nói cho tôi biết rằng, dù người yêu ở xa nhưng tối nào cũng gọi điện nghe tiếng nhau thế là yêu. Kết quả là giờ 2 bạn đã bên nhau và tình yêu đã kết trái. Vì thế, dù công nghệ có phát triển, con người có thể giao tiếp qua tivi, ký tự thì cũng không thể thay thế việc gặp nhau trực tiếp, mặt đối  mặt, cảm nhận hơi thở, tiếng nói của nhau. Ấn tượng ban đầu có thể không tốt nhưng không thể không gặp mặt

--> Thương hiệu cũng thế, chưa ai biết đến bạn, bạn dù có cố tỏ vẻ bóng bẩy onl nhưng khi off bạn thể hiện  mờ nhạt thì mất điểm khá nặng. Nhưng đừng lo, năng gặp năng thân. Cơ hội vẫn còn cho những người chưa giỏi thể hiện off

Giai đoạn 2 kể từ khi biết nhau, phải tạo sự tin tưởng và cảm giác an toàn cho đối tượng. Ai sẽ yêu bạn nếu họ không tin tưởng, và dù có tin mà bạn không mang lại sự an toàn, tình yêu vừa mới là hạt đã chết héo hoặc chết úng phần nào rồi. Tin tưởng bắt nguồn từ những cái bạn có, an toàn là chất lượng của những cái đó. Bạn có khả năng sửa ống nước và bạn có thể thay thế thợ sửa ống nước phần nào. Người yêu bạn đã có thể tin bạn có năng lực và nếu có nhu cầu sửa ống nước, đừng quên chạy qua liền nhé.

--> Bạn hãy kể cho mình nghe 1 thương hiệu tốt mà có sản phẩm tồi xem? Ko có phải ko! Một thương hiệu chỉ dc tin và an khi họ có sản phẩm chất lượng. Sản phẩm có thể là vô hình hoặc hữu hình, nhưng không thể có thương hiệu tốt cho sản phẩm tồi. Vì thương hiệu là sự cam kết chứ nó ko chỉ là cái nhãn dán lên để phân biệt sản phẩm này hay sản phẩm khác.

– Giai đoạn 3 sau khi năng gặp, năng thân, tin tưởng và cảm thấy an toàn bên nhau. 2 bên có sự kết nối về mặt tinh thần dẫn đến sự thấu cảm. Thấu cảm mang lại sự quan tâm, hành vi yêu thương để giúp nhau thêm niềm vui khi bên nhau.

--> Khi bạn và khách hàng đã thân nhau. Sự quan tâm và hành vi yêu thương có thể diễn giải là dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi sau mua hàng… Nhu cầu chăm sóc sau mua hàng nền tảng là nhu cầu cơ bản bắt nguồn từ sản phẩm. Các nhu cầu này có sau nhưng nó như những nhánh rễ khiến cho bạn và khách hàng quyện chặt vào nhau, đối thủ muốn cướp cũng khó khi thương hiệu và khách hàng đã tới giai đoạn thấu cảm.

– Giai đoạn 4 là đam mê. Khi đam mê thì ta và người yêu có nhiều hành động thân thiện, ít xã giao và khách sáo hơn. Ta làm nhau tổn thương, ta chịu đựng rồi lại tha thứ. Vì ta đã biết là cuộc sống không như là mơ và đời giết chết những giấc mơ. Giai đoạn này sướng cũng nhiều và đau không ít. Nó tạo 1 cảm xúc lẫn lộn và khó tả khiến cho 2 người khó mà xa nhau được. Đau đấy, giận đấy, làm hòa rồi lại hạnh phúc cuối cùng lại quay vòng. Giai đoạn này thường là đánh dấu bằng sự kiện trọng đại là kết hôn, ràng buộc nhau về thể lý, pháp lý và cả xã hội.

--> Đối với thương hiệu, giai đoạn này đã phát triển lâu, khách hàng và thương hiệu như  người trong một nhà. Khách hàng có thể biết rõ luôn cả đường đi trong nhà máy, văn phòng vì nhiều lần gặp mặt nhau, yêu thương hôn hít và cãi nhau chí chóe. Nhưng khách đã dùng quen sản phẩm thì khó đổi, nhất là khách tầm tuổi trung niên. Mặc dù thế, khả năng mất khách vẫn có, như là khả năng ly hôn của các tình nhân giai đoạn này vẫn xảy ra. Nhưng chia tay giai đoạn này sẽ hơi đau khổ vì có thể dẫn tới phân chia tài sản, còn xét về thương hiệu thì khách hàng sẽ kiện đòi bồi thường không chỉ do sản phẩm tồi mà do bạn phản bội lòng tin của họ.

– Giai đoạn 5: đây mới đích thực là tình yêu. Vì giai đoạn này là từ bi. Như Trịnh Công Sơn có câu hát: “Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”. Thì chính giai đoạn này, khi người tình vấp ngã chúng ta tha thứ cho họ, việc tha thứ này trái hoàn toàn với chuẩn mực sống chúng ta đề ra.

--> Có lẽ ít thương hiệu nào đạt được điều này. Dù gì tình yêu và thương hiệu vẫn khác xa nhau. Xây dựng thương hiệu khác với xây dựng gia đình. Vì sự yên ấm họ có thể tha thứ cho nhau để gia đình tiếp tục gắn kết, nhưng thương hiệu phản bội có lẽ không được cái ơn phúc ấy. Trừ khi khách hàng sở hữu thương hiệu hay tinh thần quốc gia sẽ giúp cho thương hiệu được phục hồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *