Khởi nghiệp – Tại sao không?

Cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ và lan truyền của các mạng xã hội, chắc hẳn chúng ta không còn quá xa lạ với phòng trào khởi nghiệp của các bạn trẻ hiện nay. Bên cạnh những bạn trẻ có ý tưởng sáng tạo, dám đương đầu với thử thách, đón đầu mọi khó khăn thì có không ít người chùn bước trước con đường khởi nghiệp bới điều đó đối với họ là cả một sự đánh đổi, tương lai, công sức, tiền bạc, thời gian.

Mạo hiểm, thử thách, thất bại nhưng lại là cơ hội, thành công, giá trị, đó là những gì chúng ta hình dung khi nghe một ai đó nói về ước mơ khởi nghiệp của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội kinh doanh tốt nhưng bạn sợ thất bại, sợ mình đi sai hướng. Hãy vạch ra từng bước bạn cần phải xác định các bước bạn nên làm trước khi quyết định khởi nghiệp theo sơ đồ chúng tôi đề cập dưới đây. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm ra quyết định đúng đắn.

 

Bước 1: Thị trường mình sắp tham gia có đối thủ cạnh tranh hay không?

Tại sao bạn phải tiến hành thực hiện điều này, một thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh nghĩa là nguy cơ bạn giành miếng bánh lợi nhuận sẽ ít dần đi, thay vào đó bạn sẽ có nhiều rủi ro hơn do còn non kinh nghiệm hơn những đối thủ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có đối thủ cạnh tranh lại dấu hiệu tố cho bạn. Hãy tìm hiểu thông tin đối thủ kỹ càng trước khi đưa ra phân tích, hoạch định chiến lược cạnh tranh. Bởi biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.

Bước 2: Thực hiện định vị đối thủ trên sơ đồ định vị.

Một trong những bước quan trong, quyết định sự thành công của những công ty khởi nghiệp đó chính là nắm rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp mình.

Trong một môi trường quá nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn phải biết rõ được điểm mạnh điểm yếu của họ ra sao, họ đã thành công và gây được những tiếng tăm gì trong lòng công chúng hay chưa. Đặc biệt nên tránh đối đầu trực diện khi đối thủ quá mạnh vì điều này sẽ khiến cho công ty khởi nghiệp khó lòng cạnh tranh lâu dài do không đủ nhân lực và tài lực.

Tuy nhiên, trong trường hợp thị trường đó không hề có đối thủ cạnh tranh thì công ty khởi nghiệp cần làm gì? Phân tích thị trường kỹ càng là bước đi khôn ngoan nhất. Họ phải xác định, tại sao thị trường tiềm năng như vậy mà vẫn không thể phát triển được? Nguyên nhân là do rủi ro cao hay là vấn đề nào khác? Liệu rằng họ có nên tìm một thị trường mới hay không?

Bước 3: Đưa ra chiến lược thích hợp tương ứng với năng lực của doanh nghiệp.

Dù là ở thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh hay chưa có đối thủ, việc đưa ra chiến lược tương ứng với năng lực của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn là điều các lãnh đạo công ty khởi nghiệp cần làm.

Bước 4: Đưa ra quyết định

Nếu như sau quá trình phân tích, định vị, hoạch định chiến lược, bạn cảm thấy tự tin với chiến lược công ty mình theo đuổi, hãy mạnh dạn khởi nghiệp.

Còn nếu không ư? Hãy suy nghĩ lại, hoạch định, phân tích lại từ đầu.

Luôn nhớ rằng! Bạn có được gì sau khởi nghiệp hay không, đó mới là điều quan trọng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *