Điện giật là cảm giác mình thường gặp khi ngày xưa còn phụ ba má bán tiệm điện gia dụng tên là An Thái. Nhân bữa mới bị giật điện từ bộ đèn chớp trang trí, xin hầu chuyện với các bạn chút về điện và cách phòng tránh.
Điện giật là gì nhỉ?
Nói dễ hiểu tí: điện là một nhóm các hạt siêu nhỏ di chuyển từ cực âm sang cực dương. Nó giống như là gió chuyển từ miền lạnh về miền nóng để đạt sự cân bằng.
Điện đương nhiên là dùng cho thiết bị điện rồi, như bóng đèn, quạt, máy tính… Và một điều đương nhiên, nó không dành cho cơ thể người.
Điện muốn đi phải có đường dẫn, như phải có chỗ nóng và chỗ lạnh thì luồng không khí chạy trong không gian rộng lớn vậy. Điện thì khác chút, nó phải chạy qua nơi vật liệu cho phép nó đi qua. Đi qua dễ nhất là kim loại, nước không tính khiết hoặc một vài thứ thú vị nhưng không phải kim loại, điển hình là kim cương có tính dẫn điện. Còn lưu huỳnh làm thuốc nổ, vật liệu ngoài kim loại than, nhựa, lông vải và nước tinh khiết (chuyên môn gọi là nước cất)…
Vậy sao cơ thể người dẫn điện được? Nói chuyên môn hơi khó, cứ cho cơ thể người là loại vật chất đặc biệt như kim cương đi.
Điện đi thì phải tới cực dương tới âm mới thành dòng điện, nếu cực âm bị cách ly, thì dòng điện không đi qua được. Giả sử như khi ta đứng trên đôi dép nhựa hay đeo bao tay len/nhựa. Chúng ta không thấy hiện tượng điện đi qua người chúng ta. Nhưng cẩn thận, nếu 2 vật liệu dép nhựa và bao tay len bị thấm nước bình thường, điện vẫn đi qua được nhé.
Cảm giác giật điện thế nào nhỉ?
Nhà mình ngày xưa bán điện. Tiếp xúc hàng ngày với thiết bị điện gia dụng. Cường độ dòng điện không lớn nhưng cũng vài lần vô tình chạm phải.
Có lần mình chạm vào cái quạt bị mát điện. Một cảm giác có ai đó cầm tay mình rung chục ngàn lần trong 1 giây. Tê tái con gà mái. Tim đập mạnh và hồi hộp khá lâu.
Ngoài ra còn có những thiết bị điện khác như bóng chớp ta hay dùng mùa Noel. Dây đa phần làm mỏng và vỏ dây còn hơn cả bánh tráng Trảng Bàng. Đôi khi vài sợi lộ dây ra ngoài, đa số là dùng dây nhôm cho rẻ tiền. Và điện nó truyền ra nhỏ, như là ai đó lắc một phần nhỏ cơ thể bạn ngàn lần/s.
Điện giật có rủi ro gì?
Cường độ dòng điện càng cao, tiếp xúc càng lâu thì khả năng tử vong càng lớn. Mình kể đây thiệt ra cũng may mắn và sau này biết cách bảo vệ mình với dòng điện. Chứ không khuyến khích các bạn thử quay video youtube như các Ytber điên khùng quay các chủ đề vô nghĩa như hiện nay. Thậm chí bị bỏng do điện mà bạn không lên bện viện chữa, khả năng tháo khớp tay khá cao. Và phải theo dõi kỹ, vì có thể ảnh hưởng đến cơ và tim mạch, không phát hiện sớm thì khả năng lên bàn thờ ngắm gà khỏa thân cao lắm.
Làm sao để tránh điện giật?
Nếu đang bắt điện hay chuẩn bị làm hệ thống đèn, đừng nối điện quá sớm! Vì bạn không biết dây điện bị rò rỉ lúc nào. Vì chỉ cần điện giật bất ngờ mà bạn đang làm việc, không tai nạn do điện thì cũng té ngã.
Mang dép cao su hoặc găng tay cao su khô. Cẩn thận với mồ hôi tay hoặc mồ hôi chân. Nước bình thường và mồ hôi càng khiến điện truyền qua người bạn nhanh hơn.
Một bí kíp kì quặc khác là nếu đang đi chân đất mà làm điện, hãy đứng một chân phải thôi. Vì điện đi theo con đường càng xa tim càng đỡ nguy hiểm. Mình hay thử đồ điện cho khách, nhiều khi quên mang dép và phải đứng 1 chân để ngừa bớt rủi ro.
Gặp tình huống khẩn cấp, mà mình nghĩ là chủ yếu trong xưởng hay nhà máy lớn, nếu có người bị điện giật thì dùng vật khô và không dẫn điện. Tuyệt đối không dùng kim loại! Dùng vật đó đẩy nhảy tay người đó ra khỏi nơi tiếp xúc điện. Cho nghỉ ngơi và gọi liền cấp cứu! Không cạo gió bôi dầu gì cả nhé! Nếu có sẵn đường pha cho họ ly nước đường để giúp họ tỉnh táo để nói chuyện với bác sĩ. Chứ đường không chữa điện giật nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Điện giật: kỷ niệm xưa và nay cùng với những mẹo tránh chia sẻ thủ thuật và mẹo vặt của web Nguyentrungkien.info. Hẹn gặp các bạn bài viết khác nhé!