Cuộc gặp gỡ với năm 2000: chia sẻ với sinh viên marketing năm nhất

sinh viên marketing

Một cơ hội hiếm có gặp gỡ các bạn tân sinh viên mới từ một người bạn. Thực ra là các bạn gặp lần này sinh năm 2001, cũng 1 năm sau năm 2000. Mình coi như là lần gặp đối thoại với các bạn trẻ để hiểu và để xem thế hệ sau có “đáng sợ” không?

Hồi còn cái thời khi thịnh yahoo 360 và yahoo mess thì những tin đồn tiêu cực về thế hệ 9X nhiều vô kể. Nhưng sau vài năm tiếp xúc, cũng có thể do mình may mắn, các bạn trẻ 9X mình gặp không đáng sợ như lời đồn. Đúng là lời như đồn :v

Sau buổi gặp gỡ đầu tiên chạm mặt thế hệ “Sài Gòn cô tiên năm 2000”, ấn tượng để lại khá tốt. Tất nhiên cũng còn vài đặc điểm lạc hậu mang tính chất “dân tộc”. Nhưng ít ra thì thời đại thông tin, sinh viên marketing năm nhất mà có nhiều thông tin nhanh. Thời mình mới vào đại học còn chưa biết gì.

Lĩnh vực chia sẻ hôm nay là về nghiên cứu thị trường. Nhưng có 2 câu hỏi ngoài chủ đề lúc trả lời mình cũng chưa thấy ưng ý. Mình thấy hay nên gõ tạm câu gợi ý trả lời trong bài này để các bạn tự tìm câu trả lời trong thực tế.

Nếu biết insight của đối thủ có thể sử dụng luôn được không?

Nghe câu này mà không tin nổi vào tai mình?! Một câu hỏi của sinh viên năm nhất đấy. Và để trả lời nó không thể trả lời trong 1 buổi được. Thôi thì quay lại nền tảng cơ bản nhất của Marketing là gì? theo sơ đồ sau:

marketing là gì

Biết là một chuyện, còn triển khai thực hiện được hay không là chuyện khác. Nếu cty đi tắt đón đầu biết được insight đối thủ. Có thể 3 trường hợp xảy ra:

  • Nguồn lực công ty dồi dào và ra một thương hiệu mới đáp ứng insight đó trước đối thủ.
  • Nguồn lực hạn chế và bổ sung cho thương hiệu hiện có.
  • “Chỉ biết câm nín nghe tiếng em khóc”.

Nếu chọn trường hợp 2, cũng phải cân nhắc kỹ là bổ sung tính năng mới cho thương hiệu có làm sai lệch định vị mà cty muốn hướng đến khách hàng hay không nữa. Muốn có câu trả lời cuối cùng có thể cần ít kiến thức thương hiệu, tài chính, nhân lực…

Có lẽ hơi phức tạp, thôi hiểu dễ nhất là thế này. Muốn có gạo ăn thì phải cuốc đất. Anh thợ làm gốm cũng biết nhưng sức anh ấy chỉ có thể làm gốm bán lấy tiền mua gạo? Vậy anh ấy có nên vừa làm gốm vừa cuốc đất? Hay chỉ nên làm gốm thôi là đủ?

Tại sao apple cũ bán lại giá tốt còn Android lại mất giá mạnh?

Trước đó mình có trả lời cho các bạn giữa truyền thông và sản phẩm, cái nào quan trọng hơn? Mình đã khẳng định với các bạn là sản phẩm là nền tảng của marketing. Bạn định vị, bạn xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm tồi thì bạn sẽ không bao giờ biết đến nó đâu.

Quay lại trường hợp iphone, mặc dù mình là một android men nhưng vẫn phải công nhận: trải nghiệm sản phẩm của Apple rất tốt. Từ sản phẩm cầm tay đến dịch vụ hậu mãi. Bạn có cơ hội nên đến các apple store tại Sing để trải nghiệm là tự hiểu rằng tại sao iphone cũ bán giá không rớt thảm như các dòng Android.

Android thích hợp cho ai thích công nghệ mới, kỹ thuật mới và trải nghiệm mới. Đôi khi những tính năng này nó hơi thừa thãi. Thừa như rác dữ liệu Android sinh ra trong khi hoạt động vậy. Nên đôi khi bạn thấy cấu hình và tính năng android rất nhiều. Nhưng đôi khi thừa thành ra thiếu, thiếu hữu dụng cho người dùng.

Cho nên đừng sa đà vào tranh cãi tính năng hay cấu hình giữa android hay iphone. Vì cơ bản 2 dòng dt này có ý tưởng hướng đến khách hàng khác nhau. Ráng tìm đến mục tiêu sản xuất, triết lý sâu xa hoặc ý tưởng của thương hiệu đó, các bạn sẽ bớt tranh cãi những vấn đề bề mặt mất thời gian.

Bài tham khảo: Marketing cho giới trẻ: tiếp cận từ mạng xã hội

Tham khảo thêm: Marketing là gì và nghề marketing là làm gì tại Việt Nam?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *