Những quan niệm sai lầm làm doanh nghiệp không thể nắm bắt được công nghệ đám mây đã thay đổi cách thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ hàng ngày.
Hầu hết chúng ta không nhận thức được điều đó. Cách chúng ta thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ hàng ngày đã thay đổi hoàn toàn. Nó trở nên dễ dàng hơn và dần dà thay đổi việc dùng tiền mặt.
Một người dân thành phố điển hình giờ đây thanh toán không tiền mặt các loại hình dịch vụ như:
- Gọi xe bằng Uber;
- Mua cà phê bằng ứng dụng Starbucks,
- Ví điện tử để mua bữa trưa và đồ uống sau giờ làm việc
- Chuẩn bị một bữa ăn với nguyên liệu được mua bởi các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng.
Và bạn có để ý, thẻ thanh toán gần như không cần rút khỏi ví nữa.
Trải nghiệm “thanh toán không quẹt thẻ” (frictionless payment) đang dần hiện thực ở một vài quốc gia. Nó sẽ trở thành điểm khác biệt chính cho những thương hiệu thể hiện mình là thức thời. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần mang đến một giải pháp thanh toán liền mạch giúp khách thuận tiện nhất.
Thời đại của dịch vụ đám mây đang tới.
Sự phát triển không ngừng trong công nghệ thanh toán biến nó thành ngành kinh doanh lớn. Các công ty công nghệ lớn – Google, Apple, Facebook và Amazon – đang bắt đầu lấn lướt các ngân hàng truyền thống. Đối với bất kỳ doanh nghiệp hướng tới khách hàng nào, ai cũng muốn cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua hàng liền mạch hơn. Rất có thể một hoặc nhiều trong số các công ty này sẽ thực hiện nó.
Nếu các công ty muốn cung cấp cho khách hàng các tùy chọn thanh toán frictionless payment, thì công cụ nền tảng phải là giải pháp điện toán đám mây (cloud computing). Nghĩa là các dịch vụ được cung cấp rộng rãi trên internet thay vì các nền tảng do công ty tự làm.
Tuy nhiên, sự thay đổi tư duy để bắt kịp công nghệ đám mây và cho phép các nhà cung cấp thứ ba xử lý các quy trình thanh toán thực sự là một rào cản đáng kể đối với nhiều doanh nghiệp đang muốn chuyển đổi. Có thể còn quá sớm để thấy sự chuyển đổi thực sự. Vì thế, giai đoạn này đang là giai đoạn thuyết phục và giáo dục thị trường. Cho nên, chúng ta cũng nên điểm qua vài đính chính về các định kiến vẫn tồn tại của công nghệ đám mây.
Định kiến thứ nhất: Công nghệ đám mây xài chung không an toàn
Một trong những rào cản chính đối với các doanh nghiệp chọn áp dụng nền tảng thanh toán đám mây là nhận thức còn sót lại rằng nó kém an toàn hơn các hệ thống của họ. Đặc biệt đối với những người không muốn bỏ ra cơ sở hạ tầng IT đắt tiền cho đám mây riêng.
Trên thực tế, mô hình kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây phụ thuộc vào họ cung cấp giải pháp bảo mật tốt nhất hay không. Thực hiện đúng, mọi thứ đều an toàn như hầu hết mọi giải pháp nội bộ phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp.
Tất nhiên, trách nhiệm vẫn thuộc về doanh nghiệp sử dụng nền tảng để giữ an toàn cho dữ liệu của chính họ. Như trường hợp họ đang sử dụng máy chủ cục bộ. Nếu một nhân viên có các chi tiết đăng nhập của họ bị lừa đảo và một kẻ xâm nhập vào bên trong, vẫn có nguy cơ vi phạm dữ liệu. Mặc dù, một nhà cung cấp đám mây công cộng có nhiều khả năng hơn doanh nghiệp là có một khung công nghệ và quy trình để điều tra vụ việc và giúp phục hồi dữ liệu.
Định kiến thứ hai: Khó quản lý việc tuân thủ quy định hơn
Các dịch vụ đám mây không phải là giải pháp cho tất cả các thách thức bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp. Nhưng chúng có thể mang lại mức độ minh bạch ấn tượng và thường được thiết kế chuyên biệt để làm cho việc tuân thủ quy định trở nên dễ dàng.
Giống như việc bảo mật, quyền riêng tư dữ liệu là một phần của dịch vụ lưu trữ đám mây. Bên cạnh đó là hàng loạt các tiêu chuẩn phải đáp ứng của Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật Công nghiệp Thẻ Thanh toán (PCI).
Hãy nhớ là, những gì người dùng đã làm với dữ liệu của họ thường nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Do đó, một công ty như Amazon Web Services (AWS) không thể cung cấp cho khách hàng của mình một giải pháp tuân thủ tuyệt đối. Tuy nhiên, những gì nó có thể làm là đảm bảo cho người dùng rằng các chính sách bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt được đưa ra và cho biết đầy đủ về chính xác nơi dữ liệu của công ty được lưu trữ bất cứ khi nào.
Điều này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp tất cả thông tin họ cần để trả lời ngay cả những câu hỏi tuân thủ thách thức nhất.
Định kiến thứ ba: Mua dịch vụ đám mây có nghĩa là từ bỏ quyền kiểm soát
Cuối cùng, rất nhiều sự phản đối về việc áp dụng các nền tảng thanh toán trên nền tảng đám mây làm mất đi quyền làm chủ hệ thống. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về mức độ phổ biến của dịch vụ đám mây làm tăng lựa chọn nhà cung cấp và loại dịch vụ những năm gần đây. Nó đã trao lại quyền kiểm soát cho những người sử dụng dịch vụ. Họ có quyền bỏ sang nơi khác nếu một dịch vụ không đáp ứng yêu cầu.
Mấu chốt cho bất kỳ công ty nào muốn đưa dịch vụ thanh toán đám mây vào công ty là hiểu chính xác những gì thỏa thuận đòi hỏi.
Như với bất kỳ thỏa thuận thuê ngoài nào, nhìn thì thấy dễ nhưng làm không đơn giản. Không có gì thay thế được hiểu một cách thấu đáo cẩn thận, trách nhiệm và lập kế hoạch kịch bản để xác định các lỗ hổng tiềm năng trong quy trình vận hành trước khi hợp đồng được ký kết.
Các nhà cung cấp đám mây nên vui mừng chia sẻ một ma trận phá vỡ cách thức hợp tác của họ hoạt động, làm cho quá trình này dễ dàng hơn.
Thay đổi kỳ vọng
Khi các hệ thống thanh toán liền mạch ngày càng phổ biến giữa các công ty tiên phong và kỳ vọng của khách hàng về cách thanh toán cao hơn. Công ty nào không tham gia sẽ mất phần khi chi tiêu thanh toán trực tuyến tăng nhanh.
Tất nhiên, khi mối đe dọa của tội phạm mạng gia tăng. Các quy định nhằm giữ an toàn cho dữ liệu của khách hàng ngày càng chặt chẽ hơn. Bạn sẽ dễ hiểu sự lo lắng của một số người khi triển khai các dịch vụ đám mây. Họ chỉ được hành động hạn chế.
Cuối cùng, những quan niệm sai lầm về bảo mật đám mây sẽ biến mất đối với những người có sự hiểu biết thấu đáo và chính xác về những gì nó có thể cung cấp. Chính các công ty này sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua mang đến cho khách hàng trải nghiệm thanh toán tốt nhất.
Nguồn: Techradar
Tham khảo thêm:
Thấy Vn nhiều ví điện tử quá mà vẫn còn bất tiện.
Trong tương lai thì công nghệ sẽ khắc phục từ từ thôi bạn 🙂