Tháng 4,
Mở màn là cái chết của một nhạc sĩ vô thừa nhận bởi 2 phe. Cũng thật may, trong lòng người yêu nhạc, ổng vẫn còn 1 cõi đi về. Nhớ tới cha xứ tiên khởi xứ nhà, bị hiểu lầm, bị ghét bỏ, bị đe dọa. Phe thắng cuộc không thừa nhận, bên nhà đạo xầm xì trách móc. Cha không còn danh phận gì ngoài là người cha nhân hậu của giáo dân nghèo. Ghét hay thương, lịch sử sẽ trả lại công bằng. Ai công hay tội, rồi cũng sẽ ra tòa án lương tâm.
Những cơn nóng hầm hập vẫn ập tới cho 1 xã hội đã dọng ko biết bao viên thuốc hạ sốt. Cơn đau ngày càng nặng, thuốc cũng nặng. Vẫn nói cười, vẫn vẻ vang đấy, ai biết từ trần lúc nào. Cũng như trong kinh thánh, trước khi ông Noah vào tàu. Nhân loại vẫn xập xình quẩy tung trời. Rồi cơn mưa tới xóa bài làm lại. Không phải là cơn mưa ngâu, mà là cơn mưa 40 ngày đêm. Xóa hết tất cả nhân loại làm lại từ đầu.
Cũng tháng này, giỗ của những người khai sáng ra 1 nền văn mình. Bây giờ họ chiếm thứ 13 dân số thế giới. Họ vẫn nuối tiếc về nền văn minh mơ hồ xưa cũ. Nhưng tiếc là, bài học xương máu vẫn không được kể lại. Chỉ là một ngày nghỉ, một ngày vui chơi, hết chơi rồi làm, hết chuyện. Và sự tiếc nuối vẫn ở đó, nó không có ngày chấm dứt.
Và khi hết tháng, là triệu người vui, triệu người buồn. Đã 44 năm rồi đấy nhỉ, như một câu hát. Những đứa bé giờ đã lớn, những người trẻ giờ đã già, còn người già nhạt dần phôi pha. Tháng của những bài nhạc thời xa xưa, có bài đắng đến lặng người. Và rồi thời gian cứ trôi, chỉ hy vọng rằng ngày nào đó quê hương sáng chói và ca bài: Việt Nam ơi, ngày vui đã tới!
Và nhiều năm, tháng 4 là thời gian đón lễ Phục Sinh, tháng của sám hối, trở về trong vòng tay của Cha nhân hậu.
Bài viết liên quan: