Thánh lễ trực tuyến là ơn soi sáng của Ngài

Những tháng đầu Tết Nguyên Đán, lần lượt các giáo hội Hong Kong, Singapore, Đài Loan rồi Nam Hàn phải đóng cửa nhà thờ. Lúc đó trong lòng cũng nghĩ đến việc này với giáo hội Việt Nam. Thầm cầu mong là đừng xảy đến! Nhưng chuyện gì đến nó cũng đến…

Thật buồn vì phải xa nhà thờ, xa thánh lễ trong thời gian dài. Nhưng dù sao cũng là dịp đồng cảm nhiều hơn với các giáo hội xung quanh. Trong thời gian này, nghe nhiều điều tiếng và phe phái phản đối như:

  • Thời dịch hạch không ngưng lễ sao giờ ngưng lễ.
  • Làm lễ online là bất kính.
  • Chủ chăn yếu lòng tin, hèn nhát.
  • ….

Với 1 tỷ tín đồ trong lòng giáo hội, con cái trong nhà đôi khi cãi nhau như mổ bò. Làm hài lòng hết toàn bộ chẳng dễ tí nào. Nhất là khi nhiều người lại còn ngả theo tà giáo hoặc các hội giáo kiêu căng. Đương nhiên, dù có chống bằng mồm thì to, nhưng khi đối mặt với các vị chủ chăn tốt lành, cả đám xếp re hết.

Từ đâu có lễ online

Nói lại về lễ online. Dù có thể không hiệp thông bằng so với lễ thật. Thậm chí mình cũng thấy hơi thiếu khi không được rước Thánh Thể thật ấy chứ. Nhưng nhìn lại về lịch sử, để có thánh lễ online hôm nay là ơn soi sáng của Đấng cứu thế, mình gọi tắt là Ngài. Nhờ Ngài, nhân loại khám phá ra những chân trời mở tri thức để có phương tiện và quyết định như hôm nay.

Với trí hiểu nông cạn, mình xin liệt kê ra khoảng 5 vị. Có thể họ đã trực tiếp hay gián tiếp tạo ra biến chuyển đời sống thế giới, nhưng cũng là lời nhắc cho ta suy ngẫm lại. Ngài có phải là Đấng tốt lành hay không?

5 vị này đại diện cho 3 ngành:

  • Di truyền học.
  • Vi trùng học.
  • Công nghệ thông tin.

Gregor Johann Mendel

Kiến thức nền tảng ADN, ARN từ đâu mà có?

Từ những nghiên cứu ngẫu nhiên của cha Mendel. Cha Mendel được cả thế giới công nhận là cha đẻ của ngành di truyền học. Phải cả 6 năm sau khi cha qua đời, các nhà khoa học mới tìm và khám phá lại công trình của cha. Lúc mới công bố, chả ai hiểu cha đang muốn nói gì về di truyền cả.

Từ năm 1856 đến năm 1863, cha âm thầm làm những thí nghiệm công phu trên đậu Hòa Lan. Năm 1865, cha trình bày các kết quả thực nghiệm của mình tại Hiệp hội khoa học tự nhiên Thành phố Brno. Một năm sau các kết quả nghiên cứu này được công bố trên tập san của Hiệp hội và gửi cho những cơ quan khoa học trên thế giới nhưng không được ai chú ý. Thế giới khoa học lúc bấy giờ chưa hiểu điều quan trọng của những kết quả này.

Sau này do được bầu làm cha bề trên tu viện, cha không còn thời gian nghiên cứu nữa.

Nên nhớ rằng, cấu trúc của virus chỉ là vài đoạn ARN hoặc ADN giản đơn. Nhưng khả năng hủy diệt không thua kém loại vũ khí công phá nào.

https://baotintuc.vn/giai-mat/ong-to-cua-nganh-di-truyen-hoc-20140721181425346.htm

Bác sĩ Ignaz Semmelweis

Ngày 15.5.1850, bác sĩ sản khoa người Hungary tên Ignaz Semmelweis đã bước lên bục giảng thuyết trước cử tọa của Hiệp hội Y khoa Vienna (Áo). Tại khán phòng từng chứng kiến sự công bố không ít phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử y khoa thế giới. Tất cả được gói gọn trong 3 chữ: Hãy rửa tay!

Với lưu ý phải rửa tay trước khi khám bệnh, bác sĩ Ignaz Semmelweis bị chế nhạo. Họ cho rằng biện pháp của ông thiếu bằng chứng khoa học, thậm chí Semmelweis còn bị bệnh viện sa thải.

http://www.cgvdt.vn/cong-giao-the-gioi/bac-si-cong-giao-cuu-the-gioi-voi-3-chu-hay-rua-tay_a10783

Loius Pasteur và học trò xuất sắc Yersin

Năm 1880, khi Louis Pasteur xác nhận sự tồn tại của vi trùng và thiết lập nên những nguyên tắc quan trọng trong vô khuẩn. “Rửa tay” đã trở thành biện pháp bắt buộc để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tỉ lệ tử vong hậu phẫu cũng như hậu sản giảm xuống một cách ngoạn mục nhờ áp dụng những phương pháp khử trùng của ông.

Trong hàng ngàn năm, mọi người đều tin rằng sự sống có thể nảy sinh từ vật liệu không sống. Chẳng hạn như các sinh vật nhỏ xíu như giòi, bọ có thể phát sinh một cách tự nhiên từ hư không. Quan niệm này xuất phát từ thời Hy Lạp cổ đại. Và đến thời của Pasteur nó bị phá vỡ.

Về sau khi phát minh ra virus ngừa bệnh dại, mặc dù không nhìn thấy mầm bệnh trong kính hiển vi thường. Pasteur vẫn tin rằng nó xuất phát từ loài sinh vật mà con người chưa biết.

Niềm tin và tri thức của ông đã truyền cảm hứng cho người học trò Alexander Yersin. Ông đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của y học Việt Nam. Ít ai biết rằng ông đã chấm dứt cơn ác mộng dịch hạch đen trên toàn cầu. Nhưng thời đó lại không đánh giá cao và giải Nobel y học không dành cho ông. Mộ phần của ông hiện nằm tại Suối Dầu, Nha Trang.

Roberto Busa

Ước mơ lập chỉ mục công trình của thánh Tôma Aquinô

Vào năm 1946, khi máy tính chỉ là một vài cỗ máy khổng lồ, tốc độ chậm đến mức không thể nào tưởng tượng được so với tiêu chuẩn ngày nay. Internet còn chưa đến lúc manh nha. Ai mà nghĩ nổi kết nối những cục máy tính to như cái nhà với nhau bằng những sợi cáp.

Lúc đó, tu sĩ trẻ tuổi Roberto Busa, người Ý thuộc dòng Tên đã vạch ra một kế hoạch vĩ đại cho tương lai. Cha muốn sử dụng máy móc và các ngôn ngữ soạn thảo để sắp xếp lại công trình đồ sộ của thánh Tôma Aquinô, tiến sĩ Hội Thánh thuộc dòng Đaminh vào thế kỷ 13.

Cộng tác cùng IBM

Trong một chuyến đi đến Hoa Kỳ, cha Busa xin gặp Thomas Watson, người sáng lập IBM. “Ông trùm” tiếp cha trong văn phòng ở New York. Lắng nghe yêu cầu của vị linh mục người Ý, Watson lắc đầu: “Không thể chế tạo được chiếc máy tính làm được điều cha yêu cầu đâu. Cha còn “người Mỹ” hơn cả chúng tôi!”

Thế là cha Busa rút tấm danh thiếp trong túi ra, tấm danh thiếp mà cha thấy ở trên bàn giấy có ghi phương châm của IBM, “Hãy suy nghĩ”. Và câu này: “Điều khó chúng ta có thể làm được ngay, điều không thể thì lâu hơn một chút”. Cha thất vọng trả lại tấm danh thiếp cho Watson. Cha đã làm cho ông ta chạm tự ái. Ông chủ tịch của IBM trả lời: “Được, thưa cha. Chúng tôi sẽ cố gắng, nhưng với một điều kiện: cha phải hứa không đổi tên IBM, International Business Machines, thành International Busa Machines!”

Tờ L’Osservatore Romano, từng viết vào năm 2011, khi cha Busa về với Chúa: “Nếu bạn lướt web, đó là nhờ linh mục Busa. Nếu bạn sử dụng máy tính để viết email và soạn thảo văn bản, đó là nhờ linh mục Busa.”

(Tổng hợp từ thông tin Dongten và CGVDT)

https://dongten.net/2011/08/14/cha-roberto-busa-dong-ten-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-phat-minh-ngon-ng%E1%BB%AF-may-tinh-va-t%E1%BA%A1o-ra-%E2%80%9Cb%E1%BA%A3n-ch%E1%BB%89-m%E1%BB%A5c-thomas%E2%80%9D-index-thomisticus-d%E1%BB%93-s/

http://www.cgvdt.vn/cong-giao-the-gioi/cha-de-cua-internet-la-linh-muc-dong-ten_a5557

Kết

Để hiểu về virus, vi khuẩn, vi trùng ngày nay, xin gửi lời tri ân đến cha Mendel và 2 vị bác học Pasteur và Yersin.

Để rửa tay cho sạch mà phòng bệnh, xin gửi lời tri ân đến bác sĩ Ignaz Semmelweis.

Để thánh lễ được trực tiếp tới tận nhà và tận giường, xin gửi lời tri ân đến cha Busa.

Với những tri thức và hiểu biết về virus, Giáo hội Công giáo có bất chấp tổ chức thánh lễ để đặt các tín đồ mình vào thế nguy hiểm. Chúa cho chúng ta hiểu biết để cải thiện đời sống. Chúng ta cứ phó mặc sự sống chết vào Ngài khác nào phạm lỗi: “Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa của ngươi.”

Xin trích một đoạn kinh thánh trong sách Gioan 8, 31-42: “Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”.

Ngài là sự sáng, là sự thật, khai mở cho chúng ta tri thức, tự do và bình an trong tâm hồn. Mong cho đại dịch chóng qua để chúng ta sống lại đời sống cộng đoàn và tôn vinh Ngài giữa muôn dân.

Tham khảo thêm:

One thought on “Thánh lễ trực tuyến là ơn soi sáng của Ngài

  1. Pingback: Nụ hôn nào cho “Đức Bà” của chúng ta? (Bài viết 2015) - Nguyễn Trung Kiên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *