10 việc cần làm trước khi mua dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp

dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp

Những mẹo hay chỉ dẫn chọn dịch vụ lưu trữ đám mây cho người dùng cá nhân thường không hợp với một doanh

Dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp

nghiệp bắt đầu tăng trưởng. Dữ liệu bắt đầu nhiều hơn và nhu cầu lại khác biệt hơn. Dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp phức tạp hơn. Không có doanh nghiệp nào có nhu cầu lưu trữ trực tuyến giống nhau. Vì thế trước khi chọn, phải cân nhắc nhiều yếu tố liên quan.

Đầu tiên, hãy quên ngay cái gọi là dịch vụ lưu trữ trực tuyến cho doanh nghiệp miễn phí. Bạn sẽ đánh đổi mất nhiều hơn được khi dùng các dịch vụ này. Có khi đó lại là mồi nhử cho 1 dịch vụ đắt tiền và kém chất lượng. Còn dữ liệu của doanh nghiệp thành con tin của bên cung cấp dịch vụ. Đó rõ ràng không phải là một lựa chọn cho một doanh nghiệp với khối lượng công việc đòi hỏi khắt khe cho nền tảng lưu trữ phục vụ công việc.

Doanh nghiệp phải cân nhắc các yếu tố như:

  • Việc tuân thủ
  • Độ bảo mật
  • Khả năng quản lý
  • Chi phí
  • Hiệu suất hoạt động
  • Khả năng mở rộng;
  • Cam kết chất lượng dịch vụ.

Hơn nữa, sự tương tác giữa mỗi một trong những yếu tố này đóng một phần trong các quyết định chọn lưu trữ đám mây nào. Hãy cùng xem xét mười điều cần làm trước khi đưa ra lựa chọn đúng đắn dịch vụ lưu trữ trực tuyến cho doanh nghiệp của mình.

1. Điều nghiên tính bảo mật của nhà cung cấp

Ai cũng cho rằng các tên tuổi lớn thì độ an toàn dữ liệu càng cao. Như AWS của Amazon, Azure của Microsoft và Bluemix của IBM… thì dư nguồn lực để bảo vệ an toàn dữ liệu. 

Công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp đương nhiên phải chi nhiều cho các chuyên gia bảo mật hoặc các giải pháp an ninh. Vì thế tính an toàn của các nhà cung cấp đương nhiên phải cao hơn hệ thống của khách hàng.

Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, khách hàng nên hỏi họ có chứng nhận bảo mật cho phần cứng và phần mềm không. Phải có cả hai mới cân nhắc tiếp. Họ có vận hành các trung tâm dữ liệu dư thừa (redundant data centers)  ở các khu vực riêng biệt? Làm thế nào về mã hóa dữ liệu bằng mã riêng của khách hàng?

2. Hiểu rõ khả năng đáp ứng và chính sách đảm bảo ổn định hệ thống của nhà cung cấp

Nhà cũng cấp luôn báo cáo về thời gian vận hành hệ thống tới 99,9% hoặc hơn. Nền tảng lưu trữ theo kiến trúc dư thừa dữ liệu (redundant) giúp đảm bảo dữ liệu sử dụng liên tục. Nhưng đánh đồng mọi dữ liệu với cùng 1 chi phí sẽ không hợp lý. Có dữ liệu dùng nhiều, có dữ liệu gần như đóng băng. Có dịch vụ tách riêng ra cho bạn 2 vùng dữ liệu, ví dụ như Cool Blob Storage.

Cool Blob Storage là dịch vụ lưu trữ dữ liệu ít dùng của Azure (Microsoft). Ví dụ như các dữ liệu là bản sao lưu dự phòng, nội dung đa phương tiện, dữ liệu khoa học và dữ liệu quy trình – quy định. Tổng quát, bất kỳ dữ liệu nào ít dùng tới hãy cân nhắc nó là dữ liệu ít dùng (cool storage). Với tài khoản lưu trữ Blob mới, bạn có thể chọn giữa loại hot và cool cho dữ liệu dựa vào tần suất truy cập của nó.

Cũng cần lưu ý rằng ngay cả các doanh nghiệp đám mây tốt nhất cũng có thể thao túng số liệu của họ để quảng bá. Google, ví dụ, tuyên bố rằng vào năm 2016, họ có kỷ lục thời gian hoạt động tốt nhất so với AWS và Azure. Microsoft tuyên bố rằng vì họ có nhiều khu vực hơn Google, nên con số thực sự sẽ không phải là tổng thời gian hoạt động mà là trung bình thời gian hoạt động của mỗi khu vực.

google drive

3. Kiểm tra về băng thông bạn được cấp

Bạn chuyển dữ liệu tốc độ bao nhiêu? Các nhà dịch vụ lưu trữ đám mây doanh nghiệp bỏ nhiều tiền cho nền tảng vận hành, … Nhưng họ có rất ít kiểm soát đến bằng thông khách hàng. 

Tùy vào khối lượng công việc công ty có, phần mềm quản lý của công ty có thể có hoặc không có tính năng tối ưu mạng WAN. Phần mềm sao lưu thường cung cấp khả năng tối ưu theo chương trình. Nhưng với băng thông rộng nó có thể làm được nhiều hơn. Hãy nhớ lưu ý bằng thông trong hợp đồng dịch vụ nếu bạn cần băng thông lớn cho công việc.

4. Đánh giá công cụ quản lý

Nhu cầu khách hàng cho cấp độ tự quản trị khác nhau. Công cụ tự xây dựng không cần thiết với các lựa chọn giá rẻ hay cơ bản, nhưng với các công ty quy mô lớn lại rất cần.

Hầu hết những dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp đều cung cấp cho bản phần mềm quản lý và phần mềm của bên thứ ba. Hiểu các tùy chọn có sẵn của bạn cho các công cụ quản lý và hỗ trợ kỹ thuật. Ngoài ra, hãy lưu ý về việc bạn cần bao nhiêu thời gian đào tạo hoặc thêm nhân viên để sử dụng hiệu quả các công cụ tự quản lý.

5. Cân nhắc thêm một đối tác dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp khác để dự phòng

Một số khách hàng trên đám mây bắt đầu với một nhà cung cấp duy nhất và tiếp tục thêm dịch vụ với nhà cung cấp đó, giữ hiệu quả tất cả trứng dữ liệu của họ trong một giỏ đám mây. Điều này hiếm khi là một lựa chọn chiến lược; chỉ đơn giản là dễ dàng đăng ký nhiều dịch vụ hơn với một nhà cung cấp quen thuộc.

Tuy nhiên, lợi thế thực sự duy nhất của nó là sự quen thuộc. Không một nhà cung cấp đám mây nào có thể tối ưu hóa mọi loại khối lượng công việc. Đây là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào danh mục đầu tư đa kênh, nơi họ phù hợp với khối lượng công việc và nhu cầu kinh doanh để cung cấp chuyên môn.

Chiến lược chung là chạy một đám mây lai để mở rộng và bảo mật đám mây riêng, một hoặc hai megacloud và một đám mây khác để chia sẻ tệp hoặc dịch vụ bảo vệ / chuyển đổi dữ liệu. Việc quản lý multicloud cần chú ý hơn một chút, nhưng có thể cung cấp cho bạn dịch vụ tốt hơn với chi phí thấp hơn trên nhiều ứng dụng và dữ liệu.

6. Giám sát việc tuân thủ quy trình/quy chế

Có hai cách chính để tuân thủ trong đám mây: tuân thủ luật riêng tư kiểm soát truy cập dữ liệu và vị trí lưu trữ vật lý và chấp nhận các quy định của nhà cung cấp dịch vụ.

  • Luật bảo vệ quyền riêng tư: Một số quốc gia thành viên EU có luật không cho phép doanh nghiệp lưu trữ thông tin nhạy cảm bên ngoài biên giới quốc gia. Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU (GDRP) đặt ra nhiều yêu cầu giám sát hơn đối với dữ liệu nhạy cảm. Nếu rơi vào trường hợp này,, hãy tìm một nhà cung cấp đám mây điều hành các trung tâm dữ liệu trong các biên giới này và có thể chứng minh sự tuân thủ đối với một cuộc điều tra của chính phủ.
  • Quy định của nhà cung cấp: nhiều nhà cung cấp nhiều quy định của HIPAA, SOX, PCI DSS… Tuy nhiên, khách hàng vẫn là bên chịu trách nhiệm cuối cùng về việc tuân thủ dữ liệu. Vì vậy, khi chọn nhà cung cấp, bạn hãy xem xét các tính năng và báo cáo tuân thủ của họ.

7. Giám sát chi phí sinh ra từ dịch vụ lưu trữ đám mây

Nếu ai đó nói: “Dịch vụ lưu trữ đám mây rẻ rề.”

Nó chắc chắn có hiệu quả về chi phí so với việc xây dựng và bảo trì các thiết bị tại chỗ đắt tiền. Nhưng giá trị đó không làm cho nó rẻ tuyệt đối. Khi bạn xem xét chi phí, hãy biết những gì cần chú ý:

  • Chi phí lưu trữ: Dung lượng dữ liệu lưu trữ sẽ ảnh hưởng đến chi phí phát sinh. Thường giá được tính theo từng GB. Chí phí phát sinh dựa vào mức độ sử dụng và loại dữ liệu. Dữ liệu dùng nhiều chi phí sẽ đắt hơn ít dùng. Tất nhiên, dữ liệu ít dùng vẫn tăng chi phí khi dung lượng tăng lên.
  • Hợp đồng dịch vụ: Tất cả các nhà cung cấp cam kết các thỏa thuận cấp độ dịch vụ với một tỷ lệ thời gian hoạt động nhất định và đảm bảo mức độ bền thiết bị. Nếu bạn muốn tùy chỉnh SLA của mình và có lẽ bạn nên chuẩn bị trả nhiều tiền hơn. Bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi thời gian chết và mất mát cũng đáng giá thêm một số chi phí.
  • Xuất/Nhập dữ liệu: dữ liệu ít dùng có thể tốn ít chi phí. Nhưng nó có thể đắt đỏ hơn nếu xuất ra với số lượng lớn. Phí xuất cao khi chuyển dữ liệu qua nhà cung cấp khác chính là yếu tố ngăn việc chuyển sang dịch vụ khác.

Dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp

8. Sao lưu bản sao lưu

Nhiều công ty dùng dịch vụ lưu trữ đám mây cho mục tiêu sao lưu dữ liệu hoặc tạo bản sao dự phòng tại chỗ. Nhiều công ty quên dịch vụ cloud-to-cloud backup để lưu dự phòng dữ liệu hoạt động trên môi trường SaaS. Nhiều người dùng tin răng nhà cung cấp sẽ lưu dữ liệu dài hạn. Nhưng đa phần họ không làm hoặc chỉ làm với gói dịch vụ cao cấp.

Tìm dịch vụ sao lưu trên đám mây để sao chép dữ liệu dựa trên đám mây sang khu vực khác hoặc nhà cung cấp đám mây khác. Nhìn vào 3-2-1 để sao lưu cloud-to-cloud: giữ 2 bản sao cục bộ trên các phương tiện sao lưu khác nhau và ít nhất 1 bản sao từ xa.

9. Hiểu rõ loại dữ liệu lưu trữ

Các phân loại dữ liệu thông thường như: tập tin chia sẻ, dự phòng và dữ liệu nhân bản, dữ liệu cho tiềm kiếm và tuân thủ, định dạng tập tin block/object/file, cở sở dữ liệu và phần tích dữ liệu lớn. 

Loại dữ liệu lưu trữ cũng ảnh hưởng đến chi phí, mức độ bảo vệ, yêu cầu quản lý và quản trị. Đây không phải là lý do hợp lý để chống lại việc sử dụng lưu trữ đám mây. Các công cụ quản lý và các thỏa thuận minh bạch sẽ là bước đường dài để hướng tới việc đơn giản hóa môi trường làm việc của doanh nghiệp.

10. Lập kế hoạch hiệu suất hoạt động

Khả năng mở rộng viễn cảnh to lớn của dịch vụ lưu trữ đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ lữu trữ đám mây cho doanh nghiệp duy trì cho cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng bằng cách mở rộng sang các vị trí mới, đầu tư vào các kiến trúc có khả năng mở rộng cao và áp dụng công nghệ mới cho môi trường tính toán và lưu trữ chuyên sâu.

Tính linh hoạt là một tính năng liên quan chặt chẽ. Khi các kiến trúc có thể mở rộng cung cấp một môi trường vật lý, quy trình và mạng động để xử lý sự phát triển của ứng dụng, tính linh hoạt cho phép nhà cung cấp các máy ảo để phục vụ nhu cầu thời gian thực.

Khối lượng công việc của bạn sẽ làm rõ khả năng mở rộng và linh hoạt của nhà cung cấp. Ví dụ, dữ liệu ít dụng tăng lên cần khả năng mở rộng nhưng không phải là đtính linh hoạt. Các hoạt động trực tuyến hiệu suất cao, chẳng hạn như hồ dữ liệu Hadoop chạy phân tích trên dữ liệu phi cấu trúc lớn, sẽ cần cả hai. Thực hiện các lựa chọn chiến lược để tối ưu hóa tài nguyên đám mây cho nhu cầu khối lượng công việc của doanh nghiệp.

Các chủ đề liên quan đến dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp:

Ủng hộ:

Nếu bạn thấy bài viết có ích, hãy đăng ký 3 dịch vụ lưu trữ phổ biến dưới đây. Mỗi lượt đăng ký theo link mình và bạn được tặng thêm 500 MB để dùng.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *