Giải ảo về SEO tại hội nghị Webmaster của Google tổ chức tại Việt Nam

tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm seo

Nhân sự kiện Webmaster Conference tại TP.HCM vừa xong được hơn tuần vừa qua. Mình đã có bài giới thiệu: Sự kiện lớn của Webmaster Tool Search Console tại Việt Nam này. Bài viết này mình sẽ tổng hợp số kiến thức đúng/sai mà Google trình bày trong hội nghị về chủ đề SEO.

Có khoảng 5 vấn đề mà Google giải ảo cho các bạn tương ứng với những cách hiểu sai lạc đang có hiện này:

1. Google đọc dữ liệu web khác với cách trình duyệt web đọc.

Chắc bạn đã nắm cơ chế hoạt động đọc dữ liệu của các con Google bot. Ngày xưa web còn có vài tính năng flash của Adobe khiến việc đọc nội dung trong flash khó khăn. Vì thế trước kia người làm web phải làm 2 phiên bản web, một cho người dùng và một cho google bot.

Giờ thì flash đã là quá khứ, công nghệ tiến bộ hơn. Và còn gì nhỉ?… Bạn có đang dùng Chrome là trình duyệt mặc định của mình? Đó chính là sản phẩm của Google, và cũng chính từ đây, các con Google bot ngày càng thông minh hơn. Bạn hiển thị thế nào cho người dùng thì chính con Google bot cũng sẽ đọc được y chang như vậy nhờ những kinh nghiệm thu được từ Chrome.

2. Không cần cài chứng chỉ bảo mật SSL cho website.

Vâng, chỉ là lời khuyến khích của Google. Vì một tương lai lướt web an toàn Google khuyến khích chúng ta nên cài chứng chỉ bảo mật ssl càng sớm càng tốt. Web nào cũng nên cài. Nếu bạn không cài!? Chả biết có gì xảy ra không, chỉ là khuyến khích thôi mà.

Trước đây mình và người bạn cũng tranh cãi về việc này. Web bạn ấy là một doanh nghiệp chả lưu trữ dữ liệu khách hàng hay đăng nhập, vậy có cần phải cài không?

Với xu thế nâng cao an toàn web khi dùng, các trang tin bây giờ cũng đã có cài SSL rồi, bạn có thể chờ thời gian xem liệu chúng ta có muốn lướt internet an toàn hay không trong tương lai nhé.

3. Tốc độ tải web được nhấn mạnh liên tục

Chưa bao giờ mà tốc độ web được nhấn mạnh đến thế. Từ sau thời internet dial up thì tốc độ cải thiện nhiều. Nhưng có lẽ tham vọng của cỗ máy tìm kiếm Google không dừng lại ở đó. Tại hội nghị nhiều khuyến nghị được đưa ra về tốc độ tải web, thời gian chờ web tải của các nước và những thủ thuật giúp tải web nhanh hơn…

Có 1 vài thông số thú vị các bạn có thể thấy ở các hình sau:

Để mọi người bám sát chuẩn google, các bạn có thể kiểm tra web mình và thực hiện theo khuyến nghị từ 2 trang này nhé:

https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/?hl=vi

https://www.thinkwithgoogle.com/feature/testmysite/

4. Tên miền cũ có đảm bảo thứ hạng cho từ khóa

À tất nhiên là không rồi! Tại sao ư? Google chia sẻ vậy đó.

5. Chỉ số PA/DA còn được hỗ trợ cho việc tăng thứ hạng seo cho từ khóa?

Có lẽ đây là kiến thức lạc hậu nhất nếu bạn không biết rằng PA (Page Authority) hay DA (Domain Authority) còn được dùng để tính thứ hạng của công cụ tìm kiếm Google. Thông tin ngưng này đã có từ 3 năm trước rồi bạn nhé.

Đến bây giờ vẫn còn nhiều bạn ảo tưởng là PA hay DA cao sẽ chiếm top ngay khi seo đấy.

6. Sub domain hay thư mục con tên từ khóa cái nào giúp cho thứ hạng tốt hơn?

Thực ra thì bạn chỉ cho bất kỳ ai kho báu ở trong hẻm hay kho báu trong ngóc ngách của ngôi nhà nào đó có gì khác nhau nhỉ? Cả 2 đều được Google đối xử ngang nhau nhé.

7. Web responsive có được khuyến khích và ưu tiên xếp hạng khi tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm seo?

Tin buồn là không có ưu tiên đặc biệt nào nhé. Web resonsive hay m dot (m.domain) được đánh giá tương tự nhau. Nhưng tất nhiên là làm web responsive vẫn khỏe hơn vì chả phải mất công làm cả 2 phiên bản. Và điều này Google khuyến khích nhé, nhưng thứ hạng có cao không thì hậu xét.

8. Mô tả của trang web như meta descritption có cần thiết

Nên có bạn nhé! Google bảo đấy! Nó như một lời chào hỏi và giới thiệu với Google bot tôi là ai và tôi làm gì. Những cái cơ bản này người làm seo ít ai bỏ qua lắm.

9. Số lượng chữ trong bài viết có phải là con số cụ thể

Thường người ta hay bịa ra bài viết chuẩn seo, nhưng chả có cái gì chuẩn seo cả. Người ta còn khoe seo không từ khóa, seo không nội dung. Thậm chí có bài rất ít nội dung vẫn có thể vào top. Như Yoast seo thường khuyến khích chúng ta viết bài 300 chữ trở lên. Nhưng đó chỉ là khuyến cáo, còn Google thì không đặt quá nặng vào số lượng chữ khi tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm.

10. Có cần phải sửa các trang báo 404 trong Google Search Console

Nếu siêng bạn có thể sửa, chỉ nên chọn những trang đã được index và quan trọng. Còn lại đừng quá bận tâm cho dùng chúng có báo cho bạn trong Search Console. Nó không ảnh hưởng quá nặng đến việc tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm đâu.

11. Có nên ĐƯA link ra ngoài web của mình?

Có lẽ đa phần các bạn bảo KHÔNG! Đúng rồi, mình cũng không thích bài viết của mình làm backlink cho web khác. Có lẽ hiểu được điều này và cổ vũ cho một mạng lưới chia sẻ và liên kết tạo sức mạnh, Google khuyến khích các bạn đưa link ra ngoài để làm bằng chứng. Nếu không chắc chắn về web trỏ đến, hãy chọn link nofollow nhé.

12. Xác định vị trí địa lý cho website trong Search Console

Điều này sẽ giúp Google sắp xếp kết quả tối ưu theo địa phương là quốc gia. Nếu web mạnh bạn có thể tự tin cạnh tranh tầm thế giới, còn nếu mới tạo thì hãy chọn vùng địa lý chính xác như chọn Việt Nam.

seo-theo-dia-ly

13. Tối ưu hóa mật độ từ khóa chắc chắc lên top?

Có vẻ hơi vất vả vì phải đặt từ khóa đâu cho nó đồng đều. Nhưng làm vậy mấy bạn content sẽ khá ức chế vì câu văn đang mạch lạc thì lại suy nghĩ cách khác để đặt câu. Một số plugin cho seo như Yoast seo premium vẫn gợi ý bạn phân bổ lại từ khóa, nhưng đừng đặt nặng nó quá làm gì. Google cũng không ưu tiên mấy bạn có cố cũng thế thôi.

14. Có giới hạn nào cho ngôn ngữ làm web để SEO?

Theo như mình được biết có những ngôn ngữ rất khó tối ưu hóa để SEO, và bây giờ cũng ít dùng. Giờ bạn dùng ngôn ngữ nào làm web cũng có thể SEO cả. Thậm chí những nền tảng web của Việt Nam như haravan, bizweb hay ladipage cũng có thể tối ưu dễ dàng. Vì thế kết quả là, code bằng ngôn ngữ nào dễ chỉnh sửa và quản lý nhất.

15. Content is King có phải là khẩu hiệu?

Cái này hả! Không cần Google nói đâu. Content là linh hồn của chiến dịch quảng cáo. Bạn có thể có hình rất đẹp, văn vẻ bay bổng nhưng không ai hiểu bạn muốn nói gì thì mọi thứ vô nghĩa. Đáng lẽ content không cần là king, content là linh hồn, dù vua hay dân thường cũng cần cái hồn, cái thần thái. Mình thì thích câu: Content is Soul!

Đây là vài thông tin mình tổng hợp được, hy vọng có thể giải ảo chút về SEO cho bạn nào mới tìm hiểu. Cảm ơn các bạn đã đọc qua bài này!

Tìm hiểu thêm:

Google Maps: 20 mẹo nhỏ bạn cần phải biết trên smartphone

Google My Business – MANG SỰ NGHIỆP KINH DOANH LÊN BẢN ĐỒ TOÀN CẦU GOOGLE MAP

Seo là gì theo cách hiểu của mình?

5 lý do hoàn toàn chính đáng để không nên ngừng SEO và SEM vì COVID-19

SEO Google Partner là gì và có tồn tại hay không?

12 thủ thuật SEO Pinterest đáng thử để có lưu lượng truy cập cao – P1

12 thủ thuật SEO Pinterest đáng thử để có lưu lượng truy cập cao – P2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *