Seo là gì theo cách hiểu của một marketer làm digital marketing?

seo tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm

Để tìm hiểu SEO là gì, bắt đầu tìm hiểu vài khái niệm cơ bản sau cỗ máy tìm kiếm Search Engine là gì, các tên tuổi phổ biến và những kiến thức liên quan thường dùng nhất.

tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm

Search engine là gì?

Theo định nghĩa kỹ thuật, nó là hệ thống phần mềm thu thập dữ liệu, các thể loại nội dung từ các trang web khác của trên internet và trả kết quả về theo truy vấn của người dùng. Thôi hiểu đơn giản vầy, search engine hay cỗ máy tìm kiếm là một trang web tổng hợp thông tin từ các web khác trên mạng và trả lại cho bạn kết quả dựa theo từ khóa.

Và cơ hội kinh doanh chính là đây! Làm sao bạn nhớ hết được mọi địa chỉ trang web, thậm chí nhớ tới hết domain cũng khá lắm rồi. Nếu không có các search engine, nhân loại giờ còn lầm than lắm vì bộ nhớ toàn địa chỉ web. Sức đâu mà nghĩ ra nội dung mới để phản ánh cuộc sống phong phú.

Các Search Engine phổ biến

Các search engine phổ biến hiện nay là:

  • Google – Mỹ: bá chủ thế giới. Đến nỗi tại Việt Nam có câu chế là: Dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết ta tra google. Và Google cũng chính thức là một động từ trong tiếng Anh.
  • Bing/Yahoo – Mỹ: Một sự kết hợp khá khập khiễng của Yahoo vang bóng 1 thời, thực ra còn rất mạnh ở Nhật với thương hiệu của Microsoft.
  • Yandex: phổ biến tại Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ trước đây.
  • Baidu: gần như độc quyền tại thị trường Trung Quốc.

Các website thường sẽ trào đón các search engine lớn thu thập dữ liệu của web mình. Vì web nào cũng muốn có cơ hội hiện diện với người tìm kiếm cả. Người dùng internet càng đông, nhu cầu tra cứu tìm thông tin càng lớn.

Đối với marketer, nơi nào nhiều người dùng thì nơi đó phải tìm cách quảng bá. Và cuộc cạnh tranh lên top các search engine bắt đầu từ đó. Nó đã sinh ra ngành công nghiệp SEO ngày nay. Vậy SEO là gì?

search engine

SEO là gì?

SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization. Tiếng Việt trong ngành hay dùng là tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm. Nghe có vẻ dễ, nhưng không hề dễ!

Thực ra cụm từ tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm có vẻ dịch hơi sai. Thực ra phải nói là:

Tối ưu hóa website để có thứ hạng cao nhất trong kết quả trả về của cỗ máy tìm kiếm.

Mỗi search engine sẽ có một thuật toán sắp xếp từ khóa khác nhau. Và để thỏa mãn thuật toán này, web công ty phải thay đổi theo luật chơi. Tùy vào search engine nào có người dùng đông nhất theo ngôn ngữ, địa lý hoặc mục tiêu, những người làm seo hay còn gọi là seoer sẽ tối ưu web theo nó.

Tất nhiên, mỗi web không thể nào chiều lòng toàn bộ các search engine được. Vì có cái chả ai biết tới, có cái không phù hợp với thị trường, hoặc có cái độc quyền mạnh đến nỗi các đối thủ ngoại quốc không chen vô được như đề cập ở mục trên. Marketer và người làm seo, hay còn gọi là Seoer phải chọn đúng search engine dựa theo hiểu biết về khách hàng mục tiêu.

Marketer làm gì chắc mình không cần giải thích trong bài này. Mình muốn nói nhiều về Seoer. Seoer là ai và họ làm gì?

Seoer là ai và làm gì?

Là ai

Seoer tất nhiên là những người hiểu về lập trình, hiểu thuật toán sắp xếp dữ liệu. Hoặc đơn giản là hiểu về cấu trúc mã Html và cách thu thập dữ liệu của các bot search. Đa phần người làm SEO toàn dân học công nghệ thông tin. Cũng đúng thôi, người làm ra search engine cũng dân học IT, công nghệ hay khoa học máy tính. Không hiểu lập trình như marketer thì khó mà hiểu được cách mò mẫm thuật toán một cách kiên trì và nỗ lực. Thực ra thì marketer luôn phải hiểu khách hàng, seoer thì luôn phải mò được thuật toán sắp xếp của search engine. Cả hai đều không dễ! Nhưng nếu có sự kết hợp tốt, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn.

Làm gì

Mình chỉ liệt kê một số công việc một seoer thường làm, các công việc chính yếu như sau:

  • Kiểm tra và giám sát hoạt động của web.
  • Phân tích từ khóa và kiểm tra thứ hạng từ khóa hiện tại.
  • Kiểm tra đối thủ và đưa ra phương án dự phòng.
  • Lên kế hoạch nội dung để gửi bộ phận content marketing.
  • Tối ưu hóa web cho người dùng: tốc độ, giao diện, tiện ích, heatmap.
  • Xây dựng hệ thống link về web, hay còn gọi là xây dựng backlink.
  • Đánh giá các công cụ tự động mới và dùng thử.
  • Dạo chơi các forum diễn đàn để vừa xây dựng thương hiệu cá nhân, vừa bỏ link trỏ về web một cách tự nhiên nhất có thể.
  • Hóng tin từ các kỹ sư của phụ trách search engine từ Twitter để cập nhật thay đổi thuật toán.

Tóm lại, có thể sếp không hiểu gì về seo hay seoer làm gì. Mục tiêu KPI cuối cùng các từ khóa phải top. Không top 3, top 5 hoặc bét là top 10. Điều này nó có chút liên hệ với nhận diện thương hiệu của marketer. Người dùng chỉ nhớ quá lắm 3 đến 5 thương hiệu trên thị trường. Thương hiệu có vị thế càng thấp thì càng ít ai biết đến. Cũng như thứ hạng từ khóa càng thấp càng khó tiếp cận người dùng và chả bao giờ được click vào.

Tham khảo bài viết chi tiết hơn nói về nghề làm SEO: Seo là gì và nghề seo là làm cái gì?

Seoer

Vậy làm sao để seo lên top của search engine?

Với gần 10 năm tiếp xúc dân seoer, mình nghĩ là đầu tiên các bạn đừng nên cam kết. Vì vốn dĩ các search engine không thuộc về các bạn =]]

Nhân tiện về quan điểm này, mình cũng kể câu chuyện vui. Mình có mang ý này vào giảng trong chương trình Việt Nam digital 4.0. Chả hiểu các cháu seo mũ đen suy diễn thế nào bảo nghề seo sẽ chết. Rồi cũng sỉ vả và tố mình với ban tổ chức. Thậm chí có bác tag mình vào một status để mình nhận đá. Chả lẽ mình nên giả bộ sợ cho các bạn ấy vui, chứ mình dân truyền thông ăn hành gạch quen rồi. CĐM được cái cảm xúc nhất thời. Nói vui thôi, chuyện cũng qua rồi, mình cũng thành dĩ vãng rồi.

Quay lại chủ đề làm sao lên top

Có người bảo phải làm đủ 200 yếu tố, có người chỉ cần một ít trong đó. Có người soi đối thủ và ăn theo từ khóa đó từng từ một. Có người xây hệ thống web vệ tinh, trao đổi link, đi link báo… Tất cả đều cho mục tiêu là dò tìm cho ra thuật toán xếp hạng và leo top. Còn về phía các search engine có tài liệu chính thức nào? Có rất nhiều và link dưới đây là một ví dụ:

Hướng dẫn chính thức từ Google về SEO: https://support.google.com/webmasters/answer/35291?hl=vi

Tài liệu của Google có giúp bạn lên top? Không có sự cam kết nào nhé. Thứ hạng từ khóa luôn biến đổi và tùy vào người đọc, là chính khách hàng của bạn. Hãy giúp họ có giải pháp cho vấn đề họ gặp phải! Seo lên top hay nội dung chuẩn seo không phải là giải pháp của khách hàng.

Các công cụ hỗ trợ cho seoer phổ biến nhất

Tất nhiên, các marketer cũng nên dùng qua, vì nó cũng dễ cài và giao diện trực quan dễ nhìn. Không tới nỗi đáng sợ như MS-DOS. Danh sách các công cụ nên dùng (đa số là bản trả phí):

  • SEOquake + Tag assistant
  • Keywordtool.io
  • Kwfinder
  • Woorank
  • Ahref
  • Semrush
  • Keywordplanner của Google Ad
  • Các webmaster của search engine.
  • Google trend + Google Search
  • Analytics của từng SE.
  • Các plugin hỗ trợ SEO cho wordpress: Yoast Seo Premium, All in Seo, Site Kit, Seopress, Rankmath…

seo by yoast

Để cài vào máy, các marketer theo nghề digital nhớ trang bị máy mạnh nhé. Ram chắc nên hơn 8GB, vì 4GB như máy mình dùng thời điểm này hơi ẹ. Đừng nghĩ digital marketing không tốn kém về phần cứng máy tính nhé.

Seoer và marketer: hợp tác sao cho ổn?

Với kênh search engine, marketer cũng nên hiểu chút công việc của seoer. Vì hai bên sẽ có cách nhìn khác nhau:

  • Marketer hướng vào hành vi tổng quan. Đôi khi sẽ nhìn ra được những hành vi nhỏ nhưng quyết định chuyển đổi.
  • Seoer thì dựa trên số liệu được ghi nhận và hành vi online. Xu hướng tìm kiếm và tặng sự hiện diện của tên tuổi công ty trên khắp internet.

Hai góc nhìn này giúp bạn nhìn rõ chân dung của khách hàng. Mục tiêu chung là tiếp cận khách hàng và quảng bá. Đừng lấy top hay những lời khen có cánh cho hình ảnh hay câu chữ mà tự hào. Trừ khi là công ty agency chuyên biệt về 2 lĩnh vực này.

seoer

Tham khảo thêm:

SEO Google Partner là gì và có tồn tại hay không?

Giải ảo về SEO tại hội nghị Webmaster của Google tổ chức tại Việt Nam

5 lý do hoàn toàn chính đáng để không nên ngừng SEO và SEM vì COVID-19

Google Maps: 20 mẹo nhỏ bạn cần phải biết trên smartphone

12 thủ thuật SEO Pinterest đáng thử để có lưu lượng truy cập cao – P1

12 thủ thuật SEO Pinterest đáng thử để có lưu lượng truy cập cao – P2

7 điều nhà báo cần biết về SEO để tăng độc giả cho tờ báo

10 kỹ năng của nhà báo mà content marketer đều cần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *