Growth hacking là gì?
Tiêu chuẩn của một chiến dịch Growth hacking là:
- Chi phí thấp.
- Dùng sáng tạo để thay thế thông điệp được lan truyền.
- Tăng nhanh người dùng hoặc khách hàng.
Không quá bất ngờ nếu bạn biết là chính Facebook, Twitter, inkedIn và Dropbox đều sử dụng các kỹ thuật này. Một ví dụ điển hình là của việc tặng thêm dung lượng lưu trữ bởi Dropbox cho người dùng. Mỗi một lượt mời thành công, người dùng có thêm 500MB lưu trữ.
Hình thức này tăng số lượng người dùng một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn, điều mà các công ty khởi nghiệp cần phải chú trọng và tìm hiểu thật kỹ để có thể đưa sản phẩm của mình đến với cộng đồng một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Vậy thực sự growth hacking có khác biệt gì với marketing hay digital marketing?
Thực ra xét trên định nghĩa, growth hacking chính là các hoạt động liên quan đến quảng bá (promotion). Vì thế, nó là một phần của marketing. Còn thông điệp chủ yếu là được lan truyền và thực hiện trực tuyến nên nó cũng là một hoạt động digital marketing.
Ngoài ra, trong giới startup có vài lời đồn thổi về việc dùng kỹ thuật phạm pháp. Thậm chí, có công ty bị cáo buộc ăn cắp dữ liệu để tăng lượng khách hàng. Đó cũng chính là lý do cho một vài người theo trường phái tăng trưởng bền vững không mặn mà với chiêu thức này. Người dùng có những phản ứng khác nhau với thông điệp hoặc bị lôi kéo sử dụng từ growth hacking. Bạn có thể bị tẩy chay nếu sản phẩm tồi hoặc thông điệp chưa đủ thu hút. Vì thế, hãy nhớ rằng, sản phẩm tồi thì không thể có một chiến dịch growth hacking tốt!
Vậy người làm growth hacking (growth hacker) có khác gì với marketer hay digital marketer?
Growth hacker ngoài hiểu cơ bản các kỹ thuật về marketing họ còn biết lập trình như một developer hay coder thực thụ.
Growth hacker là tổng hợp giữa developer và marketer (Nguồn: fresh egg)
Chủ đề liên quan:
- 6 câu chuyện thành công với Growth Hacking
- Edtech startup là gì và ứng dụng của Edtech?
- Crowdfunding là gì?
- Startup và Crowdfunding
Tham khảo: https://digitalmarketinginstitute.com/