Mai Hòa – Tên của trung tâm tiếp nhận những người bị AIDS giai đoạn cuối và những trẻ em không may bị mắc phải. Được thành lập cũng gần 20 năm, trung tâm được điều hành bởi các sơ dòng Vinh Sơn Phao Lô. Từ hồi biết trung tâm đến nay, mình đã thấy được gặp mặt 3 sơ giám đốc. Mỗi 1 người đem lại cho mình góc nhìn khác nhau về những người phụ nữ dũng cảm. Có người khắc khổ với lời kể trầm buồn cho những số phận bị gạt ra bên lề xã hội, có vị lạc quan và hài hước qua từng câu chuyện đau khổ đã trải qua và gần đây là sự đồng cảm đến chua xót.
Mỗi năm lên, lại có một câu chuyện nghe thì có thể cười, sau đó ngẫm lại thì buồn đến thối cả lòng, đắng lòng không có tuổi nữa. Hy vọng qua những bài đăng này, mình mong có ai đọc được và sống có trách nhiệm với bản thân, bớt buông thả và sử dụng công cụ ngăn ngừa để không trở thành gánh nặng cho xã hội.
Mỗi bài mình sẽ kể từng hai câu chuyện để các bạn dễ theo dõi. Trí nhớ mình càng ngày hạn hẹp, nhưng bài đăng này cũng là cách để mình lưu giữ lại kỷ niệm khi tiếp xúc với những ai bị nhiễm HIV và AIDS.
Về nhà thăm tết và phải quay trở lại
Có vài anh chị tuổi đời còn khá trẻ. Ở cái tuổi chín của sự nghiệp mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Tương lai sụp đổ cả khối bê tông vào tâm hồn chứ không như cánh cửa đóng sầm lại. Vì ngoài việc bị xa lánh, còn bị gia đình tẩy chay và bỏ rơi. Lang thang vất vưởng tới khi bệnh chuyển giai đoạn cuối, ngất xỉu tưởng chết ngoài đường. Bác sĩ bệnh viện cho chuyển về Mai Hòa. Cuộc đời lại như tái sinh khi dùng đúng thuốc và xét nghiệm cả đời. Ở mãi trong trung tâm cũng buồn chứ, cho dù khung cảnh có đẹp hay được lao động cho quên nỗi buồn. Nhưng làm sao mà họ quên gia đình được. Tết đến, anh chị xin sơ cho về nhà đón tết. Có người không may, sáng đi chiều quay lại. Chỉ đơn giản do gia đình không mở cửa cho vào. Và những người không may ấy lại thêm một cái tết nữa tại trung tâm.
Chuyện cái chuồng gà bị đạo chích
Bạn nghe ai bị HIV hay AIDS. Bạn đã có tâm lý kì thị rồi. Nhưng với bọn trộm quanh trung tâm thì không như vậy. Các sơ trồng rau, nuôi heo, gà và cho các anh chị tham gia lao động để tăng cường sức khỏe. Lao động giúp họ tăng cường sức khỏe và lạc quan hơn để uống thuốc kiềm chế con HIV lại. Nhưng gà trong trung tâm lâu lâu lại bị mất. Mới đầu tôi tưởng nghe lầm, nhưng khi sơ giám đốc kết lại một câu: “Gà của người Sida nuôi mà nó cũng không tha.”
Tôi chỉ biết im lặng. Con người khi gặp chuyện mới biết họ là con hay người. Người bị nhiễm muốn hòa nhập thì họ kì thị. Thành quả lao động của họ thì bị cướp. Cạn lời à! Vâng, trong hoàn cảnh cụ thể, chúng ta nhìn rõ nhau hơn. Những lời hoa mĩ về con người, đất nước có giá trị gì khi đâu đó, bạn đã không giúp được những con người kém thế, không may mà chà đạp họ.
Các bài liên quan
- Những câu chuyện buồn nhiều hơn vui từ Mai Hòa – 2
- Mái ấm khiếm thị huynh đệ Như Nghĩa: Khiếm thị và Khiếm Thính
- Mái ấm Hoa Hồng Củ Chi: Mái nhà của những tâm hồn trẻ thơ
- Đánh giá về nhà khách của Cộng đoàn La San Đà Lạt
- Chết đi – Sống lại
- Về ông thánh bổn mạng da đen Martino de Porres
- Bậc chính nhân quân tử đích thực
Nguồn ảnh: Pixabay.com