4 cách tăng hạng từ khóa thương hiệu

Từ khóa thương hiệu ngoài việc định vị trên internet còn hỗ trợ cho các từ khóa bán hàng khác.

Chắc hẳn bạn đã quen với việc tận dụng những từ khóa cụ thể để quảng bá cho trang web của mình. Bạn có quan tâm tới từ khóa liên quan đến thương hiệu đầy đủ?

Tuy nhiên, việc SEO cho những từ khóa mang liên quan đến thương hiệu có nguy cơ vượt quá chi phí. Những cụm từ thương hiệu là những từ ngữ đặc trưng của công ty bạn. Nó giúp bạn bảo vệ và định vị tốt trên môi trường thông tin số, cũng quan trọng không kém việc chiếm lĩnh tâm trí khách hàng.

May mắn là việc sắp xếp những từ khóa thương hiệu này cơ bản không khác mấy so với những từ thông thường. Dưới đây là 4 tuyệt chiêu đưa từ khóa của bạn lên top.

1. Xây dựng backlink chất lượng

Việc xây dựng những liên kết có nội dung giá trị về trang web (backlink) của bạn rõ ràng là cần thiết, nhưng những đề cập, trích dẫn không liên kết (citations) vẫn giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là cho những doanh nghiệp địa phương vừa và nhỏ. Khi công cụ Google thấy được một trang web có nhiều citation, nó sẽ đánh giá đây là một trang web được quan tâm,tích cực, phổ biến, và do đó đáng để nằm trong kết quả tìm kiếm.

Một trong những cách tốt nhất để xây dựng citation backlink là đăng kí công ty bạn với một công cụ tìm kiếm địa phương (bao gồm cả Google).

Một cách khác để thu thập citation backlink là đưa tên tuổi công ty bạn vào:

  • Danh bạ địa phương (như trang vàng).
  • Các trang blog địa phương, trang chính quyền
  • Foody, Yellow Pages, Mapme.

2. Cập nhật danh sách trên công cụ Google My Business

Việc xem xét toàn bộ trang kết quả tìm kiếm hữu ích (SERPs) được chi phối bởi Google maps và danh sách business, chắc chắn bạn sẽ muốn đảm bảo tên danh nghiệp của mình nằm ngoài danh sách này.

Khi thêm và xem lại danh sách của mình, phải đảm bảo những yếu tố dưới đây:

  • Phân loại danh nghiệp
  • Đúng tên, địa chỉ, số địa thoại ở những danh sách và citation khác
  • Chèn hình ảnh liên quan để tăng tính thú vị
  • Giờ giấc làm việc và phương pháp thanh toán
  • Khuyến khích khách hàng đánh giá, bình luận

3. Tận dụng tài khoản xã hội để quảng cáo thương hiệu

Muốn áp đảo vị trí số 1 trên trang SERPs đòi hỏi phải hội tụ nhiều đặc tính xếp loại. Thay vì tập trung mọi nổ lực để nhờ vả vào các chuyên gia, hãy chia sẽ tình yêu của bạn với các trang mạng xã hội.

Bảo đảm bạn đã xây dựng một số citation vững chắc trên những danh bạ địa phương. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ cần đến những đặc tính truyền thông xã hội để xếp loại (thường xếp sau trang web công ty).

Điều quan trọng nhất bạn cần phải làm để tài khoản mạng xã hội có thể góp phần xếp hạng cho từ khóa của bạn là đảm bảo tên người dùng và tên trang web thể hiện rõ tên công ty hay sản phẩm của bạn (không viết tắt hay chơi chữ). Ngoài ra, bạn có thể nhập thêm từ khóa thương hiệu trong phần thông tin và mô tả của trang mạng xã hội.

Google+ (đã khai tử) từng là một trang xã hội quen thuộc với những SEO nhưng Facebook, Twitter, LinkedIn và thậm chí Pinterest hiện nay lại thông dụng hơn. Những đường liên kết từ những trang này có thể không mang giá trị về mặt số lượng  (liên kết bên ngoài hoặc liên kết nội bộ), nhưng tận dụng những trang này để tăng xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm sẽ mang về nhiều “mảnh đất màu mỡ” trên phương tiện tìm kiếm cho từ khóa thương hiệu.

4. Tối ưu hóa nội bộ từ khóa thương hiệu

Ở những vị trí chiến lược trên trang web, không có sự thay thế nào hữu hiệu hơn việc sử dụng từ khóa. Điều này có nghĩa là phải sử dụng tên công ty, trang web, nhãn hiệu sản phẩm trên:

  • Thẻ tiêu đề (tag): Sử dụng một số từ khóa đầu tiên của thẻ để mô tả công ty của bạn (sử dụng những từ khóa chung chung) và đặt tên thương hiệu ở cuối các thẻ.
  • Sử dụng nhãn hiệu ở các thẻ đầu trang, những dòng đầu mô tả, thẻ ảnh Alt và URL tại bất cứ đâu liên quan
  • Nhắc tới tên công ty trên trang web và blog của bạn.

Liên tục thêm các nội dung hữu ích và thời sự để thu hút người xem, viết bài trên blog và các loại hình thông tin chuyên môn khác đề cập đến công ty và tên tuổi của mình, kèm theo luôn việc cung cấp những thông tin liên quan đến những từ khóa mình đang gầy dựng.

Về phần nội dung, nhớ đưa ra tên thương hiệu của mình và những từ khóa thương hiệu khác. Nhờ vào đặc trưng tìm kiếm ngữ nghĩa, Google sẽ bắt đầu liên kết những từ khóa thương hiệu này với dịch vụ và sản phẩm bạn cung cấp dù bạn không trực tiếp tạo ra sự liên kết đó.

Nếu bạn không đưa từ khóa thương hiệu của mình lên, bạn sẽ mất khách hàng vào tay người khác. Sử dụng 4 chiến lược trên, bạn có được cơ hội tốt nhất để quảng bá tên tuổi công ty, trang web cũng như những từ khóa thương hiệu.

Chủ đề tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *