Máy trợ thính là thiết bị quen thuộc với người chẳng may bị nghe kém. Nhưng kiến thức về máy nói riêng và về khiếm thính nói chung còn hạn chế. Vì thế có nhiều hiểu lầm sai dẫn đến việc điều trị hay thích nghi sai cách. Vậy máy trợ thính là gì? Có những loại nào? Loại máy trợ thính siêu nhỏ nó ra sao? Và loại máy trợ thính không dây hoạt động như thế nào? Cùng theo dõi bài viết này trên nguyentrungkien.info để hiểu thêm về sản phẩm này nhé!
Máy trợ thính là gì?
Máy trợ thính là thiết bị khuếch đại âm thanh cho người bị khiếm thính. Cũng đúng thôi, người khiếm thính thì phải khuếch đại âm thanh để nghe lại. Nhưng chắc bạn sẽ có một câu thắc mắc, lỡ tiếng ồn lớn như còi xe tải, tiếng máy bay hay máy nổ sẽ như thế nào. Thật may mắn, các dòng máy hiện đại tự nhận biết ra những âm thanh đó và không khuếch đại. Thính lực còn lại của người đeo sẽ không bị tổn hại thêm.
Máy trợ thính có dây là gì?
Máy trợ thính có dây là máy trợ thính analog. Nó thu và khuếch đại tín hiệu mà không xử lý các tiếng ồn thông thường. Bạn rất dễ nhận ra dạng máy này. Nó dạng 1 hộp vuông đeo trước ngực. Người đeo nghe bằng cách cắm tai phone vào. Loại này bây giờ hiếm gặp vì nhược điểm của nó. Với lại cũng phải nói thêm, người khiếm thính rất ngại việc nhận mình nghe kém hay điếc. Thậm chí họ quen dần với việc phải ráng sức nghe nên đôi khi máy hiện đại họ còn ngại đeo, huống chi phải mang cái máy to đùng trước ngực.
Máy trợ thính có dây đeo trước ngực và các nút chỉnh âm lượng trên thân máy.
Máy trợ thính không dây là gì?
Máy trợ thính không dây là dạng máy hiện đại. Nó có 2 loại phổ biến:
- Máy nhét trong tai.
- Máy đeo sau tai.
Về ký hiệu thì khá nhiều, nhưng cũng chia thành 2 nhóm như:
- Trong tai có CIC, ITC, ITE
- Ngoài tai có BTE, RIC, RITE hoặc BTE P hay BTE SP
Không dây đơn giản là các dòng máy này làm bằng mạch điện tử nhỏ gọn. Máy truyền âm thẳng vào tai không thông qua dây phone. Màu sắc vỏ máy theo da nên rất khó nhận ra. Điển hình như mình cũng không hề biết một anh đồng nghiệp đeo máy trong tai, cho đến khi người khác kể lại thì để ý mới thấy.
Dòng máy này hiện giờ phổ biến hơn so với các dòng analog. Nó có ưu điểm là xử lý được các tiếng ồn và không khuếch đại nó lên làm người đeo đinh tai nhức óc. Nhưng cũng có lưu ý là, hàng điện tử nào cũng phải được kiểm tra, làm vệ sinh và bảo trì thường xuyên thì mới xài lâu được.
Một dòng máy trợ thính không dây đời mới nhất của hãng Signia/Siemens
Tại sao mua máy cần phải đo thính lực?
Ai cũng có suy nghĩ là giảm thính lực thì vào tiệm mua máy khuếch đại lên là nghe. Nhưng đó là cách hiểu truyền thống và sai lầm. Nó đúng với máy analog thời xa xưa. Hệ thống nghe của chúng ta không chỉ đơn giản nghe lớn rồi thôi. Mình sẽ có một bài nói về cơ chế nghe của người để bạn hiểu rõ thêm tại sao phải đo thính lực mới chọn máy.
Đơn cử một trường hợp dể hiểu nhất, bạn bị cận thị. Người đo phải biết được bạn cận bao nhiêu độ, có độ loạn hay không để ra cặp kính phù hợp. Việc giảm thính lực cũng vậy, có nhiều nguyên nhân và dạng mất thính lực khác nhau. Điều trị cũng phải theo chỉ định.
Mất thính lực cũng vậy, phải đo khám coi chúng ta mất thính lực ở tần số nào, độ lớn bao nhiêu mới nghe được…
Các yếu tố cần cân nhắc khi mua máy
Cân nhắc về giá
Giá máy không đắt như kim cương. Nó cũng không bền vĩnh viễn. Thời gian sử dụng chỉ khoảng từ 7 đến 10 năm. Tuy nhiên, không vì thế chọn máy rẻ tiền. Máy rẻ tiền công nghệ kém phá hủy tai bạn. Cái giá phải trả còn đắt hơn.
Cân nhắc về chất lượng
Giá bao nhiêu không quan trọng bằng việc bạn có nghe hiểu rõ lời hay không. Nhu cầu nghe của bạn thế nào, máy có giúp bạn nghe trong những môi trường quen thuộc hay không?
Cân nhắc về công nghệ hỗ trợ
Công nghệ càng tiến bộ thì hỗ trợ cho bạn càng nhiều khi ở trong môi trường bất lợi. Thậm chí nó giải quyết nhiều vấn đề khó nói như khi đeo máy, giọng nói người đeo nghe không còn bình thường. Công nghệ mới đã giải quyết vấn đề đó. Ngoài ra còn có thể giảm tiếng ồn của gió, định hướng thu âm thanh hoặc chống ù tai hiệu quả.
Cân nhắc về chế độ bảo trì và bảo hành
Thiết bị điện tử như máy trợ thính rất cần sự bảo trì, bảo dưỡng liên tục. Và đương nhiên khi xài chưa quen, có thể máy sẽ hoạt động chưa ổn định. Hãy chọn nơi phân phối nào tư vấn bạn đầy đủ và có dịch vự sửa chữa, bảo trì đầy đủ.
Nguồn tham khảo: https://www.quangduc.vn/ (Hotline hỗ trợ miễn phí 1800 1056)
Lựa chọn máy phù hợp thính lực: https://nguyentrungkien.info/2018/10/25/giai-phap-phu-hop-voi-tung-muc-do-giam-thinh-luc/
Tham khảo thêm:
Kiến thức chung về máy trợ thính
- Máy trợ thính không dây là gì và ứng dụng công nghệ ra sao?
- Những câu hỏi thường gặp về máy trợ thính khi mất thính lực
- Máy trợ thính Styletto Connect kết nối với di động
- Giải pháp phù hợp với từng mức độ giảm thính lực
- Nhược điểm và ưu điểm của máy trợ thính analog là gì?
Pingback: Máy trợ thính không dây là gì và ứng dụng công nghệ ra sao? - Nguyễn Trung Kiên